Gần đây có một căn bệnh rất nguy hiểm với trẻ em đó chính là bệnh chân tay miệng. Nếu bé nhà bạn đột nhiên bị sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn, đau họng rồi sau đó nổi ban, có bọng nước gây đau miệng thì rất có thể bé đã mắc phải bệnh chân tay miệng rồi đấy.
Bệnh này nguy hiểm vì triệu chứng của nó khá giống với sốt thông thường nên mọi người thường chủ quan, đến khi phát hiện thì nó đã ở cấp nguy hiểm. Bạn cần thật chú ý nhé vì nếu nó biến chứng có thể dẫn tới viêm màng não, viêm cơ tim thậm chí là tử vong. Dấu hiệu rõ nhất chính là bọng nước có thể gây loét ở miệng.
1. Virus gây bệnh và biểu hiện
Virus gây nên bệnh chân tay miệng thường trú trong ruột. Nó có khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng vì nó lây qua dịch tiết từ mũi, miệng,…
Một khi lây lan thì virus này xâm nhập rất nhanh, ủ bệnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày, nó tấn công vào hệ bạch huyết rồi gây ra những tổn thương ở dưới da. Đến sau ngày thứ 7 thì virus bị thải loại ra ngoài.
2. Đối tượng thường nhiễm bệnh
Đầu tiên cần khẳng định rằng: bệnh chân tay miệng có thể xảy ra với mọi đối tượng. Tuy nhiên đối tượng dể mắc phải bệnh này nhất chính là trẻ em dưới 10 tuổi. Nguyên nhân là do khả năng kháng lại virus này của các em còn yếu.
Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này do trong quá trình mang thai bị suy giảm miễn dịch. Hiện chưa có trường hợp nào bị nhiễm nên chưa thể rõ những ảnh hưởng của nó đến thai nhi. Nhưng nếu người mẹ bị nhiễm bệnh thì có thể truyền ngay cho trẻ khi vừa sinh ra. Nhất là trong 2 tuần đầu sau sinh.
3. Phương pháp điều trị
Thực chất đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể tự động khỏi. Điều đáng nói ở đây là hiện nay ta chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh này và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy mà rất dễ gây tử vong do những biến chứng của nó.
Hiện nạy chỉ có thể hạ sốt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ như:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Dùng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt
Tăng cường chất dinh dưỡng để kháng bệnh
Cách ly hoàn toàn với bệnh nhân
4. Phòng bệnh tay chân miệng
Bệnh này rất dễ lây lan chính vì vậy mà tuyệt đối cách li giữa trẻ bình thường và trẻ nhiễm bệnh. Cần phải luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé để tránh mầm bệnh lây lan nhanh chóng.
Ở những nơi có đông trẻ em, rất dễ bùng phát dịch như nhà trẻ, bệnh viện thì cần có một kế hoạch cách ly cẩn thận để kìm hãm sự lây lan của dịch bệnh.